Việc kiểm tra nhiệt độ CPU, ổ cứng trên máy tính và laptop là điều cần thiết để đảm bảo thiết bị luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất. Trong quá trình sử dụng các linh kiện sẽ sản sinh một nhiệt lượng nhất định, thời gian sử dụng càng dài thì nhiệt lượng này lại càng tăng lên. Nhiệt độ quá cao cũng sẽ dẫn tới một số tình trạng như máy chậm, màn hình lỗi, tự động khởi động lại.
Nếu bạn cũng đang tìm cách kiểm tra nhiệt độ cũng như tình trạng sử dụng hiện tại của CPU thì theo dõi ngay bài viết dưới đây của Duockhong.com. Tại đây Hướng dẫn cách kiểm tra nhiệt độ CPU, VGA, ổ cứng máy tính miễn phí, hiệu quả mới nhất 11/2024 mà bạn không thể bỏ qua. Theo dõi ngay nhé!
Tổng quan về quy trình sinh nhiệt của CPU
Tại sao CPU lại sinh nhiệt?
- Khi bạn sử dụng dụng máy tính, CPU trong máy sẽ được tiếp nhận thông tin và chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng khi xử lý thông tin mà bạn muốn. Nhiệt độ này cần được giải phóng, lan tỏa ra ngoài để tránh xảy ra tình trạng quá nhiệt sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu năng của máy.
- Khi nhiệt độ CPU chạm mốc 98 -105 độ C, CPU sẽ bắt đầu giảm tốc độ hoạt động để giảm nhiệt độ xuống mức trung bình. Nếu nhiệt độ tăng cao hơn mốc trên được cho phép, CPU sẽ tự tắt để tránh hỏng hóc nặng nề trên máy tính của bạn.
Tác hại của việc CPU quá nóng
- Khi CPU bị nóng vượt ngưỡng mức cho phép sẽ khiến tuổi thọ CPU bị giảm.
- Máy tính, laptop hay bị treo đột ngột, tự khởi động lại hoặc xanh màn hình, và nghiêm trọng hơn là cháy CPU, mặc dù ít xảy ra trường hợp này.
- Giảm hiệu năng sử dụng các ứng dụng khác.
- Đôi lúc nhiệt độ bị quá tải CPU sẽ dẫn tới lỗi màn hình xanh hoặc đen, lúc đó chúng ta có thể sẽ mất rất nhiều chi phí để sửa chữa hoặc thay thế một CPU mới .
Cách kiểm tra nhiệt độ CPU máy tính không cần dùng phần mềm
Kiểm tra bằng cảm quan
Phương pháp đầu tiên và đơn giản nhất chính là dựa vào cảm quan của bạn. Bạn hãy dùng tay chạm vào CPU và kiểm tra xem nhiệt độ của thùng máy đang như thế nào.
Nếu bạn chỉ cảm thấy ấm hoặc nóng ở mức nhẹ thì nghĩa là CPU vẫn đang hoạt động bình thường. Ngược lại, nếu bạn đang dùng máy trong môi trường có nhiệt độ bình thường, không quá nóng bức nhưng CPU là rất nóng thì lúc này bạn cần thực hiện các phương pháp kiểm tra cụ thể hơn để xác định.
Kiểm tra nhiệt độ CPU trong BIOS
BIOS là một hệ thống giúp bạn kiểm soát tổng thể các tính năng cơ bản của máy tính, và tất nhiên bao gồm cả nhiệt độ của máy.
- Bước 1: Vào BIOS
Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào BIOS của máy. Đối với từng dòng máy sẽ có các phím tắt để vào BIOS khác nhau, thông thường là phím Del hoặc F1, F2.
Để mở BIOS, bạn tiến hành khởi động máy như bình thường. Sau khi vừa nhấn nút khởi động, bạn hãy nhấn nhanh phím tắt mở BIOS.
Mẹo: Bạn nên nhấn nhanh và liên tục phím tắt để vào được BIOS.
- Bước 2: Bạn dùng phím điều hướng và mở mục Power hoặc PC health trong BiOS.
- Bước 3: Xem nhiệt độ máy trong mục CPU Temperature.
Cách kiểm tra nhiệt độ máy tính bằng phần mềm
Đo nhiệt độ CPU bằng phần mềm CPUID HWMonitor
Hướng dẫn dưới đây được thực hiện bằng phần mềm CPUID HWMonitor (1,2 MB). Đây là phần mềm miễn phí, hỗ trợ người dùng đo nhiệt độ CPU, giám sát phần cứng, cũng như thông tin về các cảm biến sức khỏe chính của hệ thống PC.
Bước 1: Tải phần mềm CPUID HWMonitor về máy tính tại đây:
Bước 2: Cài đặt phần mềm CPUID HWMonitor bằng cách mở phần mềm vừa tải về -> Nhấn Browse… để chọn nơi chứa phần mềm -> Nhấn Next ở các tab tiếp theo.
Bước 3: Cuối cùng nhấn Finish để hoàn thành thao tác cài đặt.
Bước 4: Tại thanh tìm kiếm, gõ HWMonitor -> Nhấn Open.
Bước 5: Tìm tới phần Temperatures với 2 mục Core #0 và Core #1.
Theo hình, nhiệt độ CPU hiện tại của laptop là 48 độ.
Core Temp – Phần mềm theo dõi nhiệt độ CPU
Cái tên tiếp theo trong danh sách những phần mềm đo nhiệt độ máy tính hiệu quả chính là phần mềm Core Temp
Phần mềm này sẽ giúp bạn kiểm tra nhanh những thông số quan trọng của máy tính, Laptop. Trong đó, các thông tin về CPU, thông số Mainboard, nhiệt độ hoạt động của từng vi xử lý,… sẽ được cập nhật một cách chi tiết nhất.
Phần mềm này được đánh giá là hữu ích với người sử dụng bởi một số tính năng nổi bật như:
- Bạn có thể theo dõi nhiệt độ CPU và phát tín hiệu cảnh báo khi cần thiết.
- Người dùng có thể biết được sự thay đổi nhiệt độ khi hoạt động của từng nhân xử lý.
- Nó sẽ hiển thị đầy đủ những thông số đo nhiệt độ máy tính quan trọng.
Speccy – Phần mềm đo nhiệt độ CPU
Phần mềm đo nhiệt độ CPU thứ ba được đánh giá cao hiện nay chính là Laptop Speccy. Phần mềm này sẽ giúp bạn kiểm tra thông tin phần cứng của thiết bị.
Với Laptop Speccy, bạn có thể biết chính xác nhiệt độ hoạt động của CPU, bo mạch chủ, ổ cứng gắn trong, và một vài linh kiện khác.
Ngoài ra phần mềm còn mang đến những tính năng hữu ích như:
- Hiển thị thương hiệu và model của bộ vi xử lý kèm với hiệu suất hoạt động của CPU.
- Cung cấp thông tin tổng quát về CPU, bộ nhớ RAM, Mainboard, VGA, ổ cứng máy tính…
Speedfan – Phần mềm theo dõi kiểm tra hoạt động của phần cứng
Phần mềm đo nhiệt độ máy tính tiếp theo mà mọi người không thể bỏ qua là SpeedFan. Đây là phần mềm xem nhiệt độ máy tính đơn giản nhất.
Tuy nhiên với phần mềm này bạn cũng có thể biết được rất nhiều thông tin liên quan đến nhiệt độ hoạt động của CPU, VGA, ổ cứng máy tính. Các tính năng của phần mềm đo nhiệt độ CPU này là:
- Kiểm tra nhiệt độ CPU, Ram, ổ cứng HDD & SSD
- Theo dõi điện áp, xung nhịp hoạt động của máy tính.
- Kiểm soát tình trạng quá nhiệt
- Tính năng phân tích độ bền ổ cứng.
Real Temp – Phần mềm theo dõi nhiệt độ CPU Intel
Một phần mềm tiếp theo cũng được đánh giá cao khi sử dụng để đo nhiệt độ máy tính là Real Temp. Phần mềm này thường được sử dụng để đo nhiệt độ bộ xử lý Intel miễn phí, nó tương thích với rất nhiều chip xử lý của Intel.
Đặc biệt, thông số nhiệt độ mà phần mềm này cung cấp là nhiệt độ hiện tại của CPU. Phần mềm máy không chỉ cung cấp nhiệt độ cao nhất mà còn cập nhật nhiệt độ thấp nhất theo thời gian thực kể từ khi bạn bắt đầu bật máy tính, laptop. Với Real Temp, bạn có thể cài đặt cảnh báo khi nhiệt độ CPU vượt mức cho phép.
Tổng hợp một số tính năng chính của phần mềm đo nhiệt độ CPU Real Temp như sau:
- Kiểm tra và hiển thị các thông tin về nhiệt độ từ các bộ vi xử lý của Intel Core.
- Kiểm tra các cảm biến DTS.
- Giữ ổn định nhiệt độ tối thiểu và tối đa cho hệ thống
- Hiển thị các thông tin nhanh và chính xách.
- Hiển thị các đơn vị đo như Mhz, VID, CPUID, ID APIC.
CPU-Z – Phần mềm đa năng kiểm tra cấu hình máy tính
CPU Z là một trong những cái tên đình đám trong lĩnh vực phần mềm kiểm tra cấu hình máy tính. Phần mềm này sẽ hiển thị đầy đủ những thông tin cơ bản của phần cứng máy tính, laptop như thẻ CPU, Cache, Mainboard, Memory và Graphics.Không chỉ đưa ra các thông tin về phần cứng của máy tính, CPU-Z còn kiểm tra và hiển thị các số liệu đo lường trong thời gian thực về tần số hoạt động và tần số bộ nhớ của từng nhân.
Một số ưu điểm của CPU-Z theo mình đánh giá như sau:
- Kiểm tra thông tin phần cứng rất nhanh chóng.
- Phần mềm này miễn phí, hỗ trợ trên nhiều nền tảng như Android, iOS và Windows.
- Giao diện tương đối dễ nhìn và dễ sử dụng.
- Phần mềm có thể kiểm tra bản Update cho BIOS, Drivers.
Và tất nhiên rồi, nhiệt độ CPU cũng là một trong những thống số quan trọng mà CPU-Z kiểm tra và hiển thị thông tin cho bạn. Nhược điểm duy nhất mà mình cảm thấy ở phần mềm này là việc có quá nhiều dữ liệu mà không đi kèm giải thích khiến cho những người mới tìm hiểu về máy tính gặp khó khăn khi xem thông số
Kết luận
Trên đây là những cách kiểm tra nhiệt độ CPU đơn giản, chính xác nhất 2024 mà Duockhong.com muốn chia sẻ đến các bạn. Hi vọng những cách làm này sẽ giúp cho bạn có thể kiểm soát được nhiệt độ của máy tính, đảm bảo sự hoạt động tốt nhất của thiết bị.
Chúc các bạn thành công với những hướng dẫn trên đây của duockhong.com. Và đừng quên like & share hoặc click vào quảng cáo để ủng hộ chúng mình tiếp tục tìm hiểu thêm những kiến thức, thủ thuật hay ho khác nhé!